Tâm lý bầy đàn

Bạn đã từng chứng kiến cảnh người ta xô đẩy, dẫm đạp lên nhau chỉ vì tranh dành một mâm cúng cô hồn, một vụ hôi của ? Bạn đã từng hoà vào một đám đông hò hét, khóc lóc rồi rên rỉ khi đi đón một người được cho là thần tượng đi qua? Và thậm chí bạn đã từng bị đổ máu bởi những đám đông không còn kiểm soát, đập phá và chửi bới?

Có những con người khi bình thường họ như bao người khác, đôi lúc rụt rè, nhút nhát, nhưng bỗng nhiên khi đi chung với những người khác họ bỗng trở nên khác lạ, bốc đồng, manh động và cả liều lĩnh hơn.
Trên là vài trong số vô vàn các biểu hiện mà người ta nói tới trong khoa học, đặc biệt là tâm lý học ngày nay: Tâm lý bầy đàn.
Bạn đã từng chịu cảm giác “bị loại ra khỏi nhóm”, những phản ứng sợ hãi và áp lực có thể đè lên làm cho cá nhân có những mặc cảm trầm trọng, đôi khi hậu quả xấu có thể xảy ra. Con người tuy được gọi là “động vật cấp cao” nhưng đôi khi nó phản ứng trong cộng đồng không khác chi bầy đàn của động vật. Nó cần một điểm tựa là đám đông, điểm tựa những kẻ cùng hội cùng thuyền, nó cảm thấy an toàn trong đó, nó làm mọi cách để được đám đông đó chấp nhận và đôi khi là điên rồ.
Hiện tượng xã hội đã từng chứng kiến khi một đám bạn trẻ đi đón một thần tượng người Hàn, một số cá nhân không chỉ khóc thét, ngất xỉu, mà thậm chí đến hôn chiếc ghế của thần tượng ngồi. Nhìn qua, bạn có thể dễ dàng phán xét một câu là điên rồ, nhưng bạn không ở trong đám đông ấy, và bạn không thể hiểu được những biểu hiện tâm lý và cảm xúc mà họ đã trải qua.
Tâm lý đám đông gợi mở ra rất nhiều khía cạnh của cuộc sống, mà khi ta bàn sâu vào nó sẽ đụng chạm đến rất nhiều khía cạnh. Ý tưởng về “suy nghĩ theo nhóm” hay “hành vi đám đông” này được hình thành lần đầu tiên vào thế kỷ 19 bởi hai nhà tâm lý học là Gabriel Tarde và Gustave Le Bon. Theo đó, tâm lý bầy đàn là sự mô tả cách một số người bị ảnh hưởng bởi những người thân cận của họ thông qua những hành vi nhất định, theo xu hướng hoặc theo những điểm tựa. Vậy hiệu ứng bầy đàn này ảnh hưởng như thế nào với những khía cạnh khác của cuộc sống. 
Trong thị trường việc làm, sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, và hiệu ứng bầy đàn vì thế cũng nảy sinh. Khi thấy một công ty làm ăn khác thành công trên một lãnh vực nào đó, thì lập tức có rất nhiều người muốn nhảy vào và thực hiện đúng như lãnh vực đó. Sự việc có thể đây tới mất cân đối giữa cung và cầu, khi cung vượt quá cầu. Nhu cầu học tập theo ngành nghề cũng tương tự như vậy, khi rất nhiều bạn trẻ có thể chạy theo một ngành nghề mà số đông chọn lựa mà không xét gì về khả năng hay sở thích riêng của bản thân.


 

Tâm lý bầy đàn cũng dễ dàng thấy được trong việc mua bán tại thị trường chứng khoán, hay mua bán vàng, đô la…Tâm lý bầy đàn đã chứng kiến ở rất nhiều nơi trên các thị trường mới nổi cũng như phát triển. Người ta đã từng chứng kiến những vụ nổ bong bóng và khủng hoảng kinh tế có nguyên nhân từ vấn đề tâm lý này như: khủng hoảng bất động sản Florida – Mỹ giai đoạn 1920 – 1922, đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng tài chính châu Á 1997…
Tuy vậy, nếu nắm rõ được tâm lý bầy đàn và biết tận dụng nó để dẫn dắt đám đông là một lợi thế vô cùng lớn. Ở đây, như Solomon Asch vào năm 1950 đã chỉ ra rằng con người thường hùa theo quyết định của số đông ngay cả khi quyết định đó sai rõ ràng và ngay cả khi họ phải đi ngược lại lý trí của mình.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment