Gia nhập TPP có lợi gì cho Việt Nam?

Như vậy là quá trình đám phán TPP – Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương đã gần như hoàn tất vào tháng 10/2015. Như vậy, sau 10 năm từ khi ra đời và bắt đầu mở rộng, TPP đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam.

TPP là gì?

TPP là cụm từ viết tắt của Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement hay gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Đây là một hiệp định thương mại tự do được ký bởi 12 quốc gia có chung bờ Thái Bình Dương bao gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản.
Ban đầu từ 4 quốc gia sáng lập: Brunei, Singapore, New Zealand và Chile vào tháng 6/2005, thì đến nay đã trở thành 12 quốc gia. TPP sẽ chính thức được ký kết vào 04/02 năm 2016 và bắt đầu có hiệu lực vào 2 năm sau đó.

TPP: Những thay đổi lớn

Có thể nói khi gia nhập TPP, thì các quốc gia đặc biệt nhất là Việt Nam sẽ có những thay đổi vô cùng lớn trên nhiều phương diện. Hiệp định TPP đưa tới những thay đổi lớn như sau:

Tiêu chuẩn về môi trường và lao động

Những quốc gia tham gia TPP phải đảm bảo tuân thủ những tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nghĩa là người lao động phải có một mức lương tối thiểu phù hợp với hoàn cảnh và tình hình mỗi quốc gia.
Được phép thành lập các tổ chức công đoàn độc lập khác với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Giảm thiểu việc săn bắt, buôn bán các loài thú quý hiếm cũng như giải quyết việc đánh cá ở mức cạn kiệt, quá độ.

Toà án TPP

Các công ty hay tập đoàn quốc tế có khả năng đưa Chính phủ của một quốc gia thành viên ra toà án đặc biệt của TPP. Nếu xét thấy Chính phủ một nước không tuân thủ những giá trị đã cam kết của TPP thì Chính phủ đó có nhiệm vụ đền bù các thiệt hại đã gây ra.

Những lợi ích từ TPP mang tới cho nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh những thách thức đưa tới đối với Việt Nam do những tiêu chuẩn cũng như điều lệ mà TPP đòi hỏi khi so với tình hình hiện tại, thì TPP cũng mang tới những cơ hội to lớn cho sự phát triển tương lai của kinh tế Việt Nam như:

Lợi ích tăng trưởng

Năm 2012, Viện Peterson ước tình rằng khi có TPP thì thu nhập của Việt Nam vào năm 2025 sẽ tăng lên 13% và xuất khẩu sẽ tăng 37% nếu so sánh với việc không gia nhập. Quần áo và giày dép vốn là những thế mạnh truyền thống của nền kinh tế Việt Nam. Việc xoá bỏ  mức thuế cao của các nước TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ sẽ mang tới những triển vọng rất lớn cho nền kinh tế.

Thu hút đầu tư

Các hiệp định FTAs đóng vai trò lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài FDI. Một thị trường rộng, nhân công dồi dào như Việt Nam khi tham gia một hiệp định như TPP sẽ trở nên tự do hơn, minh bạch hơn sẽ là một môi trường đầy tiềm năng để các nhà đầu tư vào đây.

Thúc đẩy thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khi vào TPP, một số rào cản thương mại sẽ và tình trạng quan liêu vốn tồn tại ở nền kinh tế Việt Nam sẽ bị giảm xuống. Đây là điều kiện tốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các điều khoản TPP có thể thúc đẩy thương mại số có thể hỗ trợ lớn cho sự việc thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mở rộng nền kinh tế

Việc tạo thông thương tự do hơn giữa các quốc gia giúp cho khả năng tiếp nhận và đổi mới công nghệ ở những quốc gia có quy mô công nghệ yếu như Việt Nam thay đổi và tiến bộ. Điều này giúp ích rất lớn cho việc mở rộng nền kinh tế tích cực hơn cả về số lượng và chất lượng.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment