Cộng đồng kinh tế ASEAN: Một giấc mơ

Hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với những cái bắt tay đan chéo của những nhà lãnh đạo ASEAN mỗi khi có dịp hội họp gì đó. Và họ cũng đang cố gắng để xây dựng tình đoàn kết này khi đang xây dựng AEC – một cộng đồng kinh tế ASEAN.

Viễn cảnh

Với giấc mơ lớn như kiểu EEC – Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, 10 nước thuộc hiệp hội các nước ASEAN muốn hình thành một thị trường chung thống nhất cho tất cả các nước thành viên. Theo đó, 5 yếu tố quan trọng được thiết lập, bao gồm: tự do di chuyền hàng hoá, tự do cung cấp dịch vụ, tự do đầu tư, tự do di chuyển vốn và tự do di chuyển lao động có kĩ năng. 
Theo đó, AEC khi đang là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với quy mô GDP sắp xỉ 3000 tỷ USD. Khi AEC thành hình thì thúc đẩy thương mại mạnh mẽ hơn trong nội khối, với 5 yếu tố trên thì dòng vốn trong khu vực sẽ di chuyển linh hoạt hơn. Tạo lập một cơ sở sản xuất thống nhất từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.

Thách thức 

Thách thức nội khối
Tuy mang viễn cảnh tốt đẹp, nhưng sự hình thành của AEC gặp những thách thức trong việc triển khai khi mà còn nhiều dấu hỏi được đặt ra. Trước hết là vai trò điều hành. Sự vắng bóng của những cơ chế quản lý như mang tính lập pháp và hành pháp như Hội đồng và Ủy ban của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Ngoài ra, vai trò lãnh đạo của một quốc gia dẫn dắt như Đức, Pháp tại EEC hay như Brasil của khối Merosur vẫn chưa được xác lập, đó là Indonesia hay Singapore hay một quốc gia vượt trội nào khác như Việt Nam chẳng hạn?

Thách thức với Việt Nam

Thách thức với Việt Nam khi tham gia cộng đồng này là có thể thấy được, khi mà:
  • Chênh lệch về trình độ phát triển với các nước 
Có thể nói rằng có một khoảng cách nhất định trong trình độ phát triển của các nước với nhau. Không như EU vốn có sự đồng đều nhất định và nhất là có trình độ phát triển tương đối cao về kinh tế. Các thành viên trong AEC có những mặt hạn chế khi đa dạng và khác biệt trong mô hình nhà nước chính trị. Có quốc gia là Tổng thống, có quốc gia là đại nghị, có nước là quân chủ, có nước lại là quân chủ lập hiến và có cả quốc gia là cộng sản. Chính vì vậy, một khoảng cách đã hình thành trước tiên như Việt Nam khi mức GDP chênh lệch rất cao khi so với quốc gia hàng đầu như Singapore.
  • Năng lực cạnh tranh quốc gia
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên khi so sánh với những môi trường khác thì khả năng cạnh tranh còn rất thấp. Các cải thiện này phải nhắm tới về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng cũng như việc đổi mới công nghệ.
  • Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Hàng sản xuất của Việt Nam nhìn chung chỉ tập trung vào môi trường nội địa, ít quan tâm đến thị trường bên ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu thì tập trung chủ yếu thực hiện những công đoạn sơ chế và gia công. Những điều này dẫn tới thiếu năng lực điều hành, thiếu kỹ thuật và mạng lưới cần thiết…
  • Chất lượng, năng suất lao động thấp
Năng lực, trình độ và qua đó là năng suất lao động Việt Nam nhìn chung khi so sánh với mặt bằng chung với nhóm trên các nước của ASEAN là rất thấp. Khi mà theo GSO 2014 thì năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, 1/6 Malaysia hay 1/18 của Singapore. 
Những hạn chế và khó khăn trong chính nội khối Cộng đồng Kinh Tế ASEAN – AEC và của chính Việt Nam chính là những thách thức mà họ và chúng ta phải cố gắng vượt qua để xây dựng một khu vực Đông Nam Á thống nhất, giàu mạnh và ổn định, an toàn hơn.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment