FTA là gì và gồm những nước nào?

Mở rộng thị trường, tiếp cận với nhiều thị trường khác nhau trong khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội to lớn khi biết tận dụng hiệu quả mà các hiệp định thương mại tự do FTA mang lại. Tuy nhiên, điều này là không dễ nếu như họ không có những hiểu biết và sự chuẩn bị cho việc tham gia quá trình này.

FTA là gì?

FTA hiện nay được nhiều kênh thông tin nhắc tới, nó như là một cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mà quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Nên biết rằng hiện tại, Việt Nam đã tham gia và ký kết 10 hiệp định thương mại, vừa ở dạng song phương, vừa ở dạng đa phương và cả dạng khu vực, hay với một tổ chức.
FTA được hiểu cơ bản là một hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement). Ở đó, những quốc gia hay tổ chức tham gia ký kết sẽ đạt được những thoả thuận dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt, tạo một sân chơi để cho các nước cùng nhau phát triển và tránh việc những quốc gia tự nguyện đơn phương giảm các rào cản thương mại. Như vậy FTA đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại thế giới và là sự loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Những hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết thành công bao gồm: 

  • 6 hiệp định ký trong tư cách cùng thành viên của ASEAN. 
  • 4 hiệp định với tư cách là một bên độc lập 

Những hiệp định này đã được ký kết ở các nước như 

  • ASEAN – AEC 
  • ASEAN – Ấn Độ 
  • ASEAN – Australia/New Zealand 
  • ASEAN – Hàn Quốc 
  • ASEAN – Nhật Bản 
  • ASEAN – Trung Quốc 
  • Việt Nam – Nhật Bản 
  • Việt Nam – Chile 
  • Việt Nam – Hàn Quốc 
  • Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu 

Một FTA gồm những nước nào, có nội dung gì?

Theo thống kê của WTO thì hiện nay trên toàn thế giới có hơn 200 Hiệp định thương mại đang có hiệu lực và gồm rất nhiều thành viên từ trong các khối ASEAN cho tới Liên minh kinh tế Á Âu và đang thêm nhiều quốc gia khác tham gia. FTA đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại thế giới. Vậy, một FTA khi được ký kết bao gồm những nội dung gì?
Một FTA có 4 nội dung chính như:
- Thứ nhất đó là quy định việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
- Thứ hai là quy định danh mục mặt hàng sẽ đưa vào trong việc cắt giảm thuế quan này. Thường thì việc áp dụng này chung là tới 90% thương mại.
- Thứ ba chính là lộ trình cắt giảm thuế quan, điều này là quan trọng để một nước tham gia dần bắt kịp và hoạt động tốt hơn. Thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài trong khoảng thời gian là 10 năm. 
- Thứ tư là quy tắc xuất xứ với những quy định riêng của nó. 

Các loại hình của FTA

  • FTA khu vực được ký giữa các nước trong cùng khu vực, như AFTA 
  • FTA song phương được ký giữa 2 nước 
  • FTA đa phương được ký giữa nhiều đối tác khác nhau 
  • FTA giữa tổ chức và một nước, được ký như một tổ chức ASEAN hay Liên Minh Kinh Tế Á Âu với một nước như Việt Nam. 

FTA và vấn đề của Việt Nam 

Từ sau Đại hội Đảng VI – 1986 thì quá trình mở cửa và hội nhập của chúng ta đã được bắt đầu khởi động. Việc tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế thị trường toàn cầu cho phép chúng ta phát huy được hết sức mạnh và tiềm năng của quốc gia. Từ đó, đem đến triển vọng to lớn để đất nước cất cánh với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhằm đem lại của sống thịnh vượng cho dân tộc. Một dân tộc thịnh vượng là một dân tộc hạnh phúc.
Bằng chứng cho sự hội nhập này có thể kể đến như việc “đa dạng hoá”, “đa phương hoá” trong quan hệ với tất cả các quốc gia, kể cả một đất nước mà một thời chúng ta xem là cựu thù, như Hoa Kỳ. 
Các dấu son này có thể kể đến như việc ngày 28/05/21995 chúng ta chính thức trở thành thành viên của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), 11/07/1995 Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, năm 2006 tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 
Với những sự hội nhập sâu rộng này, chúng ta hy vọng mang tới một sức sống mới cho nền kinh tế quốc gia, khi mà sau thời kỳ chiến tranh Nam – Bắc chúng ta rơi vào sự bế tắc của sự cấm vận. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là trong tiến trình đi lên này, Việt Nam có thể thoát khỏi nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình thấp” và tình trạng “dân số chưa giàu đã già” hay không. Đó chính là hai nguy cơ mà chỉ một nền kinh tế đạt sự tăng trưởng cao và ổn định mới có thể giải quyết được. 

FTA: Tương lai và hành động

Quá trình không thể đảo ngược, sự hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng, nếu chúng ta không hành động thì có thể trở thành một thị trường tiêu thụ và công xưởng của các nước FTA mà thôi. 
Như vậy, câu hỏi được đặt ra là chúng ta phải hành động như thế nào? Câu trả lời như mới đây trong một bài viết của Thủ tướng Chính phủ thì chính là việc phải hoàn thiện thể chế quản trị quốc gia, đưa quốc gia trở thành một môi trường cạnh tranh vĩ mô và phát triển lành mạnh. Những vấn đề về mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, doanh nghiệp và xã hội cũng phải được giải quyết hài hoà và công bằng nhất. 
“ Nhà nước phải thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và tổ chứ bộ máy quản lý để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bảo đảm quyến tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng; sử dụng nguồn lực của Nhà nước, các chính sách và công cụ điều tiết để phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và đời sống của người dân; bảo vệ môi trường; bảo đảm các dịch vụ công thiết yếu, phát triển hệ thống kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh và chính trị, trật tự an toàn xã hội”. – Thủ tướng Chính phủ.
Còn đối với nhiệm vụ hành động của các doanh nghiệp, thì đúng như bản chất theo hướng tự do hoá thương mại và có tính chất thị trường nhiều hơn thì việc các doanh nghiệp cần phải hiểu biết đầy đủ các quy định liên quan đến hội nhập là vô cùng cần thiết. Có sự hiểu biết này thì việc xử lý và đối phó với các khía cạnh pháp lý với hiệu quả hơn. Hành động của những doanh nghiệp là cần phải biết loại bỏ những bất lợi và điểm yếu của nội tại, tận dụng những thế mạnh đang đó để cạnh tranh và giành ưu thế trên những những sân chơi về sản phẩm hay hàng hoá dịch vụ.
“Chúng ta đang ở trong thời đại mà sự thắng thua trên thương trường không tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà phụ thuộc vào tư duy đổi mới sáng tạo, điều doanh nghiệp Việt cần là môi trường tốt để nuôi dưỡng sáng tạo và Nhà Nước ngày càng phát huy vai trò “bà đỡ” cho thị trường” – TS.Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment