Huyền Thoại Diệp Vấn

“Thế giới này không thuộc về những người có tiền, cũng không dành cho kẻ có quyền. Thế giới này thuộc về những người có tâm”
Đó là một câu nói nổi tiếng của Diệp Vấn – chân dung được khắc hoạ trong bộ phim nói về ông – người có công lớn trong việc quảng bá Vịnh Xuân Quyền và biến nó trở thành một môn phái cực kì nổi tiếng mà những người bước theo nó như Lý Tiểu Long, Hoàng Thuần Lương đã phát huy và làm cho nó trở nên cực thịnh.
Khi nói Vịnh Xuân Quyền người ta nghĩ ngay đến những chiêu thức ảo dịu và chắc nịch, thanh thoát mà uy lực. Những chiêu thức với cảm nhận bên ngoài khá đơn giản với vài bài đi quyền, bài côn hay bài đao, bài mộc nhưng nó lại cực kỳ hiệu quả và phụ thuộc nhiều vào sự sáng tạo của những người dùng trong việc phòng thủ hay tấn công đối thủ.
Diệp Vấn xuất thân trong một gia đình quyền thế và giàu có tại Phật Sơn – Quảng Đông – Trung Quốc. Khi 7 tuổi ông đã bắt đầu tầm sư học đạo Vịnh Xuân Quyền và trở thành người học trò cuối cùng của Trần Hoa Thuận.
Đến tuổi thành niên, Diệp Vấn rời quê hương sang Hong Kong theo học trung học tại một trường danh giá và giàu có St. Stephen’s College. Tại đây ông có dịp rèn luyện và bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng Vịnh Xuân Quyền của mình với những bí kíp của Lương Bích.
Đến năm 24 tuổi, với 18 nằm ròng chuyên luyện công phu, Diếp Vấn thực sự đã trở thành một cao thủ với trình độ vượt trội và ít người bì kịp. Nhưng những mặt khuất của ông giai đoạn này cũng ít người biết được.
Trở về quê Phật Sơn, Diệp Vấn với tài năng và công phu của mình khi tham gia lực lượng sĩ quan cảnh sát đã trở thành một hung thần thực sự. Với cá tính của mình, Diệp Vấn thực sự là một cán bộ cốt cán tại đây. Ông lần lượt được thăng lên chức trưởng thẩm sát phòng vụ Quảng Châu, sau năm 1945, ông lên tới chức đội trưởng cảnh sát Bộ tư lệnh Khu Nam Quảng Châu với hàm Thượng hiệu. Đến nỗi người dân Quảng Châu có câu nói cửa miệng “Đến Phật Sơn mới biết mình sai”.
Cũng trong thời gian này, ông cũng đã khổ luyện không mệt mỏi và đạt được một cảnh giới cực cao trong giới cao thủ Vịnh Xuân, và tiếng tăm ông cũng càng vang dội. Thời gian này ông cũng bắt đầu truyền dạy và quảng bá Vịnh Xuân ra tới đông đảo nhiều người hơn.
Trung Hoa sau đó trải qua một loạt các biến động từ chiến tranh Trung – Nhật cho tới cuộc chiến giữa những người Quốc Dân và Cộng Sản. Sau cùng, năm 1949, những người Cộng Sản dành được quyền kiểm soát đại lục thì Diệp Vấn do một thời gian làm công tác thu thuế cho chính quyền Quốc dân đảng đã phải rời sang Hồng Kông vì lo sợ sự trả thù của những người Cộng Sản đã bỏ lại quê hương và tài sản, gia trang ở đấy.
Tại Hồng Kông, với đôi bàn tay trắng Diệp Vấn dùng việc dạy võ thuật làm kế sinh nhai và ông cũng làm công việc “bảo kê” cho 14K một băng đảng mạnh nhất của hội Tam Hoàng – một liên minh các băng đảng Xã hội Đen. Nó đặc biệt phát triển ở Hồng Kông lúc này với sự phát triển vũ bão trong mọi đời sống của người Hồng Kông. 
Sau đó, với quá trình nhận thức của mình, Diệp Vấn đã rời bỏ những hoạt động này và chuyên tâm phát triển Vịnh Xuân Quyền và dần biến nó thành một tuyệt đỉnh với công phu khổ luyện của bản thân.
Với cuộc đời đầy trôi nổi theo thời cuộc. Khổ luyện chuyên tâm với một niềm tin và sự hướng thượng. Diệp Vấn thật sự đã đưa Vịnh Xuân Quyền phát triển một cách vượt bậc và tên tuổi của ông sẽ mãi gắn liền trong tâm thức những người rèn luyện công phu này và với những ai say mê sự trượng nghĩa, hào hiệp.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment