StartUp: Giấc mơ chưa có hồi kết

Bạn đã từng nghĩ mình sẽ là một Mark Zuckerberg, một Steve Jobs hay một Bill Gates, những con người từ Zero đến Hero. Khởi sự từ những đôi bàn tay trắng, với trí tuệ và sự nắm bắt kịp thời xu thế của thời đại và trở thành những Founder (nhà sáng lập) lừng lẫy.
Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy, quá trình khởi nghiệp hay còn biết tới với cái tên Start-up không đầy mộng mơ và mang tới những trải nghiệm dễ chịu cho những ai mới bắt đầu nến trải nó. Start-up có thể là một giấc mơ đẹp nhưng nó cũng có thể dễ dàng trở thành một ác mộng.
Nền kinh tế luôn biến đổi không ngừng, những sự phát sinh, sát nhập hay biến mất xảy ra hàng ngày. Tuy vậy, Start-up vẫn là một giấc mơ được bao nhiêu người ấp ủ và mang hoài bão.
Start-up được hiểu nôm na là một quá trình khởi nghiệp là một doanh nghiệp mới bắt đầu vận hành. Nó đòi hỏi công ty mới thành lập này giải quyết hàng loạt vấn đề của thị trường mà lời giải còn chưa rõ ràng, và cơ hội thành công còn chưa hiểu được cũng như khả năng thành công là không biết được hay còn gọi là bấp bênh.
Những bài học thành công và cả thất bại của Start-up có thể có rất nhiều, có thể kể đến như những bài viết của Paul Graham – một lập trình viên, writer và là một nhà đầu tư hay như cuốn “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” của Alan Phan – một người Mỹ gốc Việt làm ăn khá thành công và có những lời khuyên rất bổ ích với một môi trường đặc trưng như kinh tế Việt Nam.
Quay trở lại với thực tế Start-up, hiện nay còn rất nhiều những tranh cãi xung quanh liệu một người trẻ với kinh nghiệm non nớt và một môi trường đặc thù như Việt Nam có thể khởi nghiệp thành công hay không?
Ông Nguyễn Hữu Thái Hoà – giám đốc Quản lý Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT đã từng phát biểu “99,99% các bạn ra trường làm CEO ngay thì thất bại hết. 0,01% còn lại là Cường đô la, lấy tiền bố mẹ đi ‘nướng’. Các bạn đang ‘nướng’ tài chính, ‘nướng’ mục tiêu của mình…Sao các bạn lại lấy đầu đập vào đá dù biết sẽ chảy máu?”
Hay như gần đây Trần Quốc Khánh – một MC có tiếng của các show truyền hình về kinh tế chia sẻ trên một bài viết về Start-up đã nói rằng đây là “một phong trào nguy hiểm tại Việt Nam”.
Start-up ở đó và tồn tại như một loại trái cây ngon, trong đẹp mắt nhưng chứa đầy rủi ro của chất độc và bệnh lạ nhưng nó cũng mang một hạt giống đem tới sự triển nở và thành công vô cùng lớn. 
Điều gì tạo ra một sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ khi chọn Start-up cho mình dù rằng nó chứa đầy rủi ro. Hãy xem một đất nước kém phát triển như Việt Nam, để dễ hình dung bạn hãy so sánh nó với nền bóng đá của nước nhà. Quanh năm quanh quẩn tại vùng trũng Đông Nam Á, nếu có bất kì một trận đấu thật sự với các quốc gia mạnh khác thì kết quả như thế nào? Thua thảm hại hơn cả một set Tennis.
Với xuất phát điểm cực thấp như vậy, các Start-up Việt đối đầu một nền tảng yếu ớt và không có bất cứ kinh nghiệm hay niềm cảm hứng thực tế nào. Chẳng những thế, môi trường đặc thù của Việt Nam vốn tiềm ẩn những rủi ro cực kì khó đoán cũng làm trở ngại những ai nuôi dưỡng ước vọng này.
Nhưng dù nói gì đi chăng nữa thì Start-up vẫn là Start-up nó vẫn đầy lôi cuốn. Được bắt tay vào xây dựng đế chế của riêng mình từ như không, nuôi dưỡng nó, đặt kỳ vọng vào nó thì quả hẳn là một trải nghiệm thú vị. Chẳng những như vậy, với vị thế là một Founder (nhà sáng lập) thì người bắt đầu nó luôn mang một niềm tự hào và một hoài bão xây dựng giá trị riêng cho mình. Một cảm giác không phải dễ gì có được nếu chấp nhận một người làm công ăn lương thông thường.
Start-up nguy hiểm, Start-up rủi ro, Start-up là mạo hiểm…những tất cả các mỹ từ đó càng làm nó thêm quyến rũ, cũng giống như trái cấm ngày xưa trong vườn Địa Đàng mà con rắn nó đã lôi cuốn để Eva ăn. Nó thật nguy hiểm nhưng cũng đầy mê hoặc. 
Và đúng: Start-up một giấc mơ vẫn chưa có hồi kết.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment